Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Lý do mà Ford “bỏ rơi” công nghệ phun nhiêu liệu trực tiếp

Trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh đang ứng dụng công nghệ phun phiên liệu trực tiếp trên động cơ nhằm tăng cường khả năng vận hành và hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cho xe thì Ford lại quyết định bỏ qua công nghệ tiên tiến này trên loạt động cơ V6 và V8 mới nhất của mình.

Ford nhận ra rằng, không phải công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp là giải pháp hoàn hảo cho bài toán về sức mạnh, tiết kiệm nhiên liệu và kinh tế.

Mặc dù thành công với công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp trên dòng động cơ Ecoboost, Ford không tiếp tục ứng dụng trên các động cơ V6 và V8 mới của mẫu Mustang 2011.

Không phải là thương hiệu xe mang biểu tượng hình Oval màu xanh chưa tinh thông công nghệ này. Nói cho cùng thì công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp đang được kết hợp với bơm tăng áp khá thành công trên dòng động cơ Ecoboost hiện tại của Ford và đã mở rộng ứng dụng trên cả động cơ 4 xylanh và V6.

Hơn nữa, đối thủ trực tiếp nhất của Ford là General Motors đã cung cấp công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp trong nhiều năm nay. Mặc dù vậy, Ford đã quyết định giới thiệu cặp động cơ V6 và V8 mới mà trong đó động cơ V6 còn mạnh hơn và momen xoắn cực đại lớn hơn động cơ V6 của GM. Cặp động cơ mới này đều không sử dụng phun nhiên liệu trực tiếp.

Chuyên gia động cơ của Ford đã giải thích cho câu hỏi trên và đáng ngạc nhiên là công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp KHÔNG phải lúc nào cũng là vượt bậc hơn về hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và nồng độ khí thải- đặc biệt là khi cân nhắc đến vấn đề chi phí, độ phức tạp và cách kết hợp những công nghệ mới.

“Khi chương trình mới bắt đầu, động cơ Duratec mới trên mẫu Mustang sử dụng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp”- giám đốc tích hợp ứng dụng động cơ chịu trách nhiệm về cả 2 động cơ mới của Ford- ông Grag.T.Johnson nói. Tuy nhiên theo theo ông Johnson thì các kỹ sư động cơ của Ford cuối cùng đã nhận ra rằng loại bỏ yếu tố phun nhiên liệu trực tiếp ra ngoài thiết kế động cơ sẽ cho nhiều lợi thế về giải nhiệt khí nạp, từ đó cho phép các kỹ sư tối ưu hóa nhiệt độ hút gió để có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, công suất và nồng độ khí thải tốt hơn.

Thông thường, công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp cho phép kiểm soát hiện tượng rơ máy, tỷ lệ nén cao hơn, từ đó giúp tối ưu quá trình đốt trong của động cơ. “Đúng, công nghệ này giúp chúng tôi một chút nhưng không đáng với chi phí bỏ ra”, ông Johnson nói. Ông cũng chỉ ra công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp cần những bộ phận đắt tiền như các chi tiết chịu áp suất cao, khiến chi phí đội lên khá lớn. Thậm chí, Ford đã phát triển một phiên bản động cơ phun nhiên liệu trực tiếp và được thử nghiệm nhưng cuối cùng không mang ý nghĩa về kinh tế.

Thay vào đó, chiến lược đổi hướng sang tối ưu hóa hệ thống động cơ Ti-VCT mới và nhấn mạnh vào tính năng lưu thông khí đã thành công. Bằng chứng là động cơ Ford Duratec V6 3.7L có công suất 305 mã lực và momen xoắn cực đại 280 lb-ft, trong khi động cơ V6 3.6L phun nhiên liệu trục tiếp của GM có công suất từ 280 đến 304 mã lực và momen xoắn cực đại từ 266 đến 273 mã lực, tùy thuộc vào ứng dụng kết hợp.

Tương tự, chiếc Mustang GT 2011 được trang bị động cơ Ti-VCT V8 5.0L mới với công suất 412 mã lực và momen xoắn cực đại 390 lb-ft cũng sẽ đánh bật sức mạnh và lực momen của nhiều cỗ máy V8 cùng cỡ hoặc lớn hơn khác.

Động cơ Mustang GT50
Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cũng là một điểm mạnh của dòng động cơ mới, với phiên bản V6 sở hữu hiệu suất tăng lên 30 mpg trên đường cao tốc đối với mẫu Ford Mustang 2011 và 25 mpg đối với mẫu Lincoln MKX. Động cơ V6 phun nhiên liệu trực tiếp của GM có hiệu suất tốt nhất là 18/29 mpg trên mẫu Chevrolet Camaro và 17/24 mpg trên mẫu Buick Enclave.

Động cơ V8 mới cũng được cho là sử dụng nhiên liệu khá hiệu quả với hiệu suất 25 mpg trên đường cao tốc đối với mẫu Ford Mustang GT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét