Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Chân ga điện tử của hãng Toyota có thể bị lỗi

Mới đây nhất, Toyota tuyên bố sẽ thu hồi xe, thay thế thảm sàn trên xe gặp sự cố, đồng thời thay chân ga mới thông minh hơn. Cơ cấu chân ga thông này thực chất đã được sử dụng từ lâu trên các mẫu xe Mercedes, Volkswagen, Audi, Porsche, BMW, Nissan, Chrysler…và hoạt động rất hiệu quả. Một phần mềm sẽ “cắt" truyền lực của động cơ ngay khi chân ga và chân phanh cùng nhấn một lúc.  

Một "thủ phạm" khác trong vụ xe Camry và Lexus tăng tốc ngoài sự kiểm soát.
Sau sự vụ xe Camry và Lexus có khả năng tự tăng tốc ngoài vòng kiểm soát của người lái, Toyota thừa nhận lỗi này xảy ra do "thảm sàn kẹt vào chân ga". Tuy nhiên, theo điều tra mới nhất của Thời báo Los Angeles, Mỹ, thủ phạm của việc xe tăng tốc đột ngột có thể do cơ cấu chân ga điện tử của Toyota bị lỗi.

“Cháy nhà mới ra mặt chuột”

Khi Eric Weiss, một công dân Mỹ, dừng xe trước một ngã tư tại Long Beach, California, chiếc bán tải Toyota Tacoma đời 2008 của ông đột ngột tăng tốc khiến ông phải đạp phanh mạnh hết sức có thể để tránh đâm vào các xe khác đang cắt ngang ngã tư.

Toyota cho rằng thiết kế chân ga trên xe của Weiss và gần 4 triệu xe Toyota và Lexus khác có thể dẫn đến khả năng mặc kẹt do thảm sàn xe. Thứ Tư tuần trước, 25/11, Toyota đã công bố sẽ thu hồi hơn 4 triệu xe Toyota và Lexus có lỗi này để sửa chữa.

Tuy nhiên, Weiss cho biết biến cố xảy ra với xe của ông không phải do thảm sàn. Nhiều tháng trước, khi xe của Weiss bất ngờ tăng tốc không hãm được và tông thẳng vào đuôi một chiếc BMW, ông đã tháo bỏ thảm sàn theo lời khuyên của chủ đại lý Toyota. Cho tới nay, khi xe của ông tiếp tục “khăng khăng” tăng tốc dù thảm sàn đã được tháo bỏ, thì “cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Ông kinh hãi nói: “Phanh xe rít lên và động cơ thì gào rú. Tôi thực không muốn lái chiếc xe này nữa, tôi cũng không muốn bất kỳ ai khác gặp sự cố như tôi.”

Một công dân Texas có tên Thomas Ritter, có bằng kỹ sư cơ khí đã làm việc 15 năm cho GM, Chrysler và nhiều hãng ô tô khác tin rằng vấn đề thực sự của xe Toyota không phải thảm sàn mà là cơ cấu trợ lực điện tử của chân ga.

Tháng 7 năm ngoái, vợ ông lái chiếc Lexus ES 330 đời 2006 cùng 4 cháu nội ở khu vực gần Houston thì xe đột ngột tăng ga. Để tránh tông vào người khác, bà buộc phải dừng xe bằng cách…tông vào một công trình xây dựng, khiến xe hỏng và túi khí nổ, không ai bị thương nặng.

Ritter cho biết “Khi xe được điều khiển bằng máy tính, lỗi là chuyện hoàn tòan có thể xảy ra.”

Rõ ràng, với nhân chứng, vật chứng trong trường hợp của Weiss, vợ ông Ritter, cùng những bài phát biểu với các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, và hàng ngàn trường hợp tai nạn giao thông mà tờ Times đã nghiên cứu, có thể chỉ ra rằng cơ cấu chân ga điện tử của Toyota mới chính là thủ phạm.

Sự thật và con số

Tờ Times phát hiện ra những vụ tăng ga đột ngột ngòai tầm kiểm soát trên rất nhiều mẫu Toyota và Lexus xuất hiện hầu như ngay sau khi nhà sản xuất này ứng dụng hệ thống cơ cấu trợ lực điện tử thay vì cơ khí như truyền thống. Hệ thống này sử dụng cảm biến, các bộ vi xử lý và môtơ điện để kết nối điều khiển chân ga tới động cơ.

Theo thống kê từ lưu trữ của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, các vụ tăng ga đột ngột tăng lên gấp 5 lần sau khi cơ cấu trợ lực điện tử  này được áp dụng. Ví dụ như ở Lexus ES và Camry, Toyota lần đầu tiên ứng dụng điều khiển điện tử vào model xe năm 2002. Trong thời gian từ 2002 đến 2004, trung bình có 132 vụ/năm, trong khi model cũ đời 1999-2001 chỉ xảy ra 26 vụ/năm.

Công nghệ trợ lực điện tử

Cơ cấu trợ lực điện tử điện tử lần đầu tiên được BMW giới thiệu vào năm 1988. Ngày nay, hệ thống này được phát triển và áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe của BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen..... Toyota bắt đầu sử dụng công nghệ này năm 2002.

Khi sử dụng hệ thống này, mỗi nhà sản xuất tạo ra một module điều khiển và phần mềm lập trình riêng của họ. Quá trình vận hành của hệ thống này do chính máy tính, với những module và phần mềm này điều hành, chứ không phải người lái.

Các chuyên gia cơ khí và điện tử cho biết hệ thống trợ lực điện tử ở từng hãng là khác nhau, khả năng hệ thống này trên xe Toyota bị lỗi có thể bị cả Toyota và các quan chức ủy ban an toàn bỏ qua quá nhanh.

Hệ thống trợ lực điện tử có thể thoạt đầu trông giống như hệ thống điều khiển cơ khí, nhưng rất nhạy cảm với sai sót trong phần mềm, lỗi sản xuất hoặc nhiễu điện tử và có thể gây ra tình trạng tăng tốc đột ngột.

Kỹ sư điện Antony Anderson cho biết “đối với hệ thống trợ lực điện tử này, người lái không hoàn toàn kiểm soát được động cơ. Thực chất, người lái ra ra lệnh cho máy tính khi dậm chân ga, và máy tính quyết định nó có nghe lời bạn hay không.”

Trong một kịch bản xấu nhất, chuyên gia Anderson cho biết, hiệu điện thế không ổn định, các tín hiệu điện từ, hay cảm biến hoạt động không tốt đều có thể gây ra những lỗi không thể lường trước được, một trong số đó là …tăng ga hết cỡ.

Sự lơ là của cả Toyota và ủy ban NHTSA

Phát ngôn viên của Toyota là Brian Lyons cho biết hãng không thể lý giải được hiện tượng tăng ga đột ngột ở hơn 4 triệu xe Toyota và Lexus, nhưng khăng khăng cho rằng đó không phải lỗi của hệ thống trợ lực điện tử. Phía Toyota cho biết NHTSA đã nhiều lần điều tra, nhưng cũng cũng không phát hiện ra lỗi trên hệ thống này.

Mặc dù Toyota không thừa nhận lỗi do trợ lực điện tử, hãng này từng đưa ra 3 khuyến cáo cho cái đại lý về vấn đề này ở mẫu Camry 2002 và 2003.

Theo một khuyến cáo, hệ thống này trên động cơ 6 xylanh có thể khiến xe “lao tới khi nhấn ga nhẹ ở tốc độ 61-68 km/h. Giải pháp mà Toyota cung cấp cho đại lý là lập trình lại module điều khiển.

Về phía NHTSA, họ đã nghiên cứu lỗi tăng ga đột ngột trên xe Toyota tổng cộng 8 lần, nhưng họ chỉ kiểm tra hệ thống điện tử này 2 lần.

Các nhà phê bình cũng chỉ trích NHTSA không thể theo kịp với những thay đổi khoa học kỹ thuật. Các vụ tăng ga đột ngột trên thực tế có thể nhiều hơn thế, do tâm lý người dùng ngại điền vào phiếu điều tra.

Các chuyên gia nhận định mặc dù việc này có thể giúp cải thiện được vấn đề, nhưng Toyota ta đã “lờ đi” nguyên nhân sâu xa của sự cố.

Sean Kane, giám đốc viện tư vấn chiến lược và nghiên cứu An toàn cho biết “dù thế nào, sự cố này không thể đổ lỗi cho thảm sàn. Nhà sản xuất đang cố tìm cách giải quyết vấn đề phức tạp và ảnh hưởng lớn này mà không tiết lộ nguyên nhân sâu xa, bởi nó có thể dẫn tới chi phí tốn kém hơn nhiều lần.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét